Bên cạnh ô tô điện,ẽchạytớithịtrườngmớitrêntoàncầutrongnă113 trong quý 3, VinFast ghi nhận doanh số xe máy điện ấn tượng với 28.220 xe đã bàn giao, tăng 177% so với quý 2 và tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu quý 3 của VinFast đạt 8.254 tỉ đồng (342,7 triệu USD), tăng 4% so với quý 2 và tăng 159% so với cùng kỳ 2022. Tổng doanh thu chủ yếu đến từ doanh thu bán xe điện (7.698 tỉ đồng).
Đáng chú ý, theo Thỏa thuận cấp vốn của Vingroup và Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho VinFast đã được công bố vào tháng 4, tính đến ngày 30.9, Vingroup đã giải ngân khoản vay 23.000 tỉ đồng và trong tháng 9, ông Phạm Nhật Vượng cũng đã giải ngân tặng 7.000 tỉ đồng cho VinFast. Trong 6 tháng tới, VinFast dự kiến nhận đến 12.000 tỉ đồng tài trợ không hoàn lại từ Vingroup. Bên cạnh đó, hai cổ đông kiểm soát bởi Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẽ tặng cho VinFast toàn bộ số tiền ròng thu được từ bán 46 triệu cổ phiếu. Tổng nguồn tiền VinFast kỳ vọng nhận về trong các quý tiếp theo có thể lên đến 29.000 tỉ đồng hoặc nhiều hơn.
Bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc toàn cầu của VinFast, cũng chia sẻ ban lãnh đạo công ty đã đưa ra kế hoạch hành động khả thi cho từng bước tiến để VinFast có thể bứt tốc nhanh nhất và đạt được cấp độ của một công ty toàn cầu. Cụ thể, VinFast sẽ tiếp tục mở rộng dải sản phẩm khi chính thức ra mắt mẫu SUV điện hạng B (VF 6) tại thị trường VN vào 29.9, song song chuyển đổi mô hình kinh doanh, mở rộng hệ thống kênh phân phối thông qua hợp tác với các đại lý và nhà phân phối trên toàn cầu. Công ty dự kiến phát triển kinh doanh tại ít nhất 50 thị trường mới trên toàn cầu vào cuối năm 2024.
VinFast cũng công bố kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp tại Ấn Độ sau kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mỹ và Indonesia đã được công bố trước đó. Tổng vốn đầu tư nhà máy tại Ấn Độ dự kiến khoảng 150 - 200 triệu USD với công suất lên tới 50.000 xe/năm trong giai đoạn 1.